Language:

Hình phạt

Án lệ số 64/2023/AL về định khung hình phạt và tình tiết định khung tăng nặng “có tổ chức” trong Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
Án lệ số 64/2023/AL về định khung hình phạt và tình tiết định khung tăng nặng “có tổ chức” trong Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua vào ngày 18 tháng 8 năm 2023 và được công bố theo Quyết định số 364/QĐ-CA ngày 01 tháng 10 năm 2023 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Giảm mức hình phạt đã tuyên (Điều 105)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, người bị kết án cải tạo không giam giữ, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục, Toà án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về quy định "Giảm mức hình phạt đã tuyên" tại Điều 105 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội (Điều 103)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 103 Bộ luật Hình sự quy định tổng hợp hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội, điều luật có sự phân biệt giữa tội phạm được thực hiện khi người chưa thành niên dưới 18 tuổi và tội phạm được thực hiện khi người đó đủ 18 tuổi. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về quy định "Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội" đối với người dưới 18 tuổi tại Điều 103 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Miễn hình phạt (Điều 88)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, miễn hình phạt là việc Tòa án không buộc người phạm tội phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt về tội mà người đó đã thực hiện. Cũng giống như miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt chỉ đặt ra cho những trường hợp nếu như việc truy cứu trách nhiệm hình sự hay áp dụng hình phạt đối với họ là không cần thiết, không đạt được mục đích của hình phạt hoặc trái với nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự Việt Nam.
Cách tính thời hạn để xóa án tích (Điều 73)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Điều 73 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định nguyên tắc chung trong cách tính thời hạn để xóa án tích và cách tính thời hạn để xóa án tích trong một số trường hợp khác biệt. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về "Cách tính thời hạn để xóa án tích" quy định tại Điều 73 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt (Điều 64)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là một quy định mang tính chất nhân đạo của pháp luật Việt Nam, thể hiện chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước đối với phạm nhân, được thể hiện thông qua việc Tòa án quyết định cho người đang chấp hành hình phạt được chấp hành hình phạt với mức ít hơn mức hình phạt của bản án đã tuyên, khi có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Quy định này có ý nghĩa lớn, được thực hiện hằng năm nhân các ngày lễ lớn của đất nước là công cụ pháp lý giúp Nhà nước đánh giá hiệu quả công tác tổ chức thi hành án phạt tù, công tác quản lý, giáo dục phạm nhân, tạo động lực cho phạm nhân phấn đấu, cải tạo để có cơ hội được nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng, sớm trở về với gia đình, xã hội.
Giảm mức hình phạt đã tuyên (Điều 63)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù có ý nghĩa lớn, được thực hiện hằng năm nhân các ngày lễ lớn của đất nước là công cụ pháp lý giúp Nhà nước đánh giá hiệu quả công tác tổ chức thi hành án phạt tù, công tác quản lý, giáo dục phạm nhân, tạo động lực cho phạm nhân phấn đấu, cải tạo để có cơ hội được nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng, sớm trở về với gia đình, xã hội. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích quy định về "Giảm mức hình phạt đã tuyên" tại Điều 63 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Miễn hình phạt (Điều 59)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định pháp luật, miễn hình phạt được hiểu là không buộc một người phải chịu trách nhiệm hình phạt về tội mà người đó đã thực hiện. Hình phạt là một biện pháp cưỡng chế của Nhà nước không chỉ có mục đích trừng trị mà còn nhằm giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt là hậu quả pháp lý của tội phạm.
Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm (Điều 58)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khi quyết hình phạt Tòa án phải căn cứ tính chất và mức độ tham gia tội phạm của từng người đồng phạm. Trong vụ án có đồng phạm, những người đồng phạm tùy cùng cố ý thực hiện một tội phạm nhưng tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mỗi người là khác nhau. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về "Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm" quy định tại Điều 58 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án (Điều 56)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tổng hợp hình phạt của nhiều bản án được quy định tại Điều 56, Bộ luật Hình sự 2015. Đây là trường hợp một người bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng chưa chấp hành hoặc đang chấp hành thì lại bị xét xử về một vụ án khác, thì thế khi quyết định hình phạt về tội đang bị xét xử, Tòa án phải tổng hợp với hình phạt của bản án trước chưa chấp hành xong, sau đó buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt chung cho các bản án. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về "Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án" quy định tại Điều 56 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội (Điều 55)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, trường hợp phạm nhiều tội được nêu tại điều luật là trường hợp người phạm tội có nhiều hành vi phạm tội hoặc chỉ có một hành vi phạm tội nhưng thoả mãn nhiều cấu thành tội phạm khác nhau và bị xét xử cùng một lần về nhiều tội phạm được các cấu thành tội phạm đó phản ánh.
Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng (Điều 54)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, quyết định hình phạt có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động xét xử của Tòa án, vì thế để quyết định hình phạt phù hợp Tòa án phải tuân theo những nguyên tắc, dựa vào những căn cứ về quyết định hình phạt đã được quy định trong Bộ luật Hình sự. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về "Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng" quy định tại Điều 54 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Căn cứ quyết định hình phạt (Điều 50)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, nghĩa là căn cứ dựa trên toàn bộ những quy định nằm Bộ luật hình sự. Đây là căn cứ cơ bản nhất, quan trọng nhất. Bởi khi xét xử một vụ án hình sự, Tòa án phải áp dụng 2 Bộ luật chính là Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự. Trong đó Bộ luật hình sự là luật nội dung, tức là nó chứa các quy phạm quy định về tội phạm và hình phạt. Do đó khi quyết định hình phạt, Tòa án phải dựa hoàn toàn vào Bộ luật hình sự. Những hình phạt hay mức phạt không được quy định trong Luật hình sự sẽ không được áp dụng.
Tù có thời hạn (Điều 38)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về hình phạt "Tù có thời hạn" quy định tại Điều 38 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Trục xuất (Điều 37)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tTrục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về hình phạt "Trục xuất" quy định tại Điều 37 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Các hình phạt đối với người phạm tội (Điều 32)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, hệ thống hình phạt là các hình phạt do Nhà nước Việt Nam quy định trong Bộ luật Hình sự, được sắp xếp theo một trật tự nhất định dựa trên cơ sở tính chất nghiêm khắc của mỗi loại hình phạt. Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì hệ thống hình phạt trong Bộ luật Hình sự bao gồm các hình phạt chính và các hình phạt bổ sung. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về hệ thống "Các hình phạt đối với người phạm tội" quy định tại Điều 32 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Mục đích của hình phạt (Điều 31)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về "Mục đích của hình phạt" quy định tại Điều 31 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Khái niệm hình phạt (Điều 30)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật hình sự, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về "Khái niệm hình phạt" quy định tại Điều 30 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm được quy định ra sao?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 355 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 có quy định về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm. Theo đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền: Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; Sửa bản án sơ thẩm; Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại; Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án; Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm. Lưu ý: Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.