Language:
Không tố giác tội phạm (Điều 19)
24/11/2023
icon-zalo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Luật sư Hà Thị Khuyên

Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật Hình sự. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về quy định "Không tố giác tội phạm" tại Điều 19 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Quy định không tố giác tội phạm tại Điều 19 Bộ luật Hình sự năm 2015 so với quy định tại Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 1999 có điểm mới là Bộ luật bổ sung thêm quy định tại khoản 3: Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa (trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII Bộ luật Hình sự hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng).

Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, thì hành vi không tố giác tội phạm có một số đặc điểm sau:

(1) Hành vi không tố giác tội phạm luôn được thực hiện dưới hình thức “không hành động phạm tội”.

(2) Hành vi không tố giác tội phạm có thể xảy ra ở giai đoạn tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện (đã kết thúc).

(3) Lỗi của người có hành vi không tố giác tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.

Cũng như hành vi che giấu tội phạm, hành vi không tố giác tội phạm tuy có liên quan đến tội phạm nhưng không phải là hành vi đồng phạm bởi người không tố giác không “cố ý cùng thực hiện tội phạm” với người mà người đó không tố giác. Hành vi không tố giác tội phạm không có quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội và hậu quả của tội phạm do người khác gây ra.

Hành vi không tố giác tội phạm thể hiện ở thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm và vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của công dân đối với trách nhiệm đấu tranh phòng chống tội phạm do luật quy định, góp phần gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, không ngăn chặn kịp thời các hậu quả nguy hiểm cho xã hội do phạm tội gây ra.

Do có tính nguy hiểm cho xã hội, nên người có hành vi không tố giác tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về không tố giác tội phạm khi không tố giác người phạm một trong các tội được quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Ghi nhận mối quan hệ tình cảm đặc biệt giữa những người thân thiết trong gia đình vốn là một trong những nét đặc trưng của truyền thống văn hóa dân tộc, nên cũng như khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 1999, khoản 2 Điều 19 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định người không tố giác tội phạm là ông, bà,cha, mẹ, con, cháu,anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII Bộ luật Hình sự hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Khoản 1 Điều 19 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì không tố giác tội phạm được hiểu là hành vi của một người biết rõ một tội phạm do người khác đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện, tuy không góp phần vào việc thực hiện tội phạm, nhưng không tố giác tội phạm đó.

Hành vi không tố giác tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội và là một tội phạm vì nó gây ra khó khăn cho việc điều tra, phát hiện người phạm tội, đồng thời còn gây khó khăn cho việc ngăn chặn kịp thời thiệt hại xảy ra cũng như gây khó khăn cho việc tìm ra, xử lý người phạm tội. Tuy nhiên, người không tố giác tội phạm chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp không tố giác những tội phạm được quy định tại Điều 390 Bộ luật Hình sự.

Không tố giác tội phạm bao giờ cũng được thực hiện bằng không hành động, thể hiện ở việc không báo cáo với cơ quan Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền việc có hành vi đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện tội phạm mà mình biết. Và như vậy người không tố giác tội phạm đã cố ý không hành động mặc dù biết việc không tố giác tội phạm này là một tội phạm.

Khoản 2 Điều 19 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì nếu một người không tố giác tội phạm nhưng có quan hệ gia đình (quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng), như: Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh, chị, em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 390 Bộ luật.

Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm những năm qua còn cho thấy trong khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, người bào chữa biết rõ người mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện tội phạm nhưng vì lợi ích của người được bào chữa, người bào chữa đã không tố giác tội phạm này. Buộc người bào chữa phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm do người mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện vừa không thực tế vừa buộc người bào chữa phải vi phạm nghĩa vụ của người bào chữa đối với thân chủ của mình. Do vậy, Bộ luật Hình sự năm 2015 bổ sung quy định người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại chương XIII Bộ luật Hình sự hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Điều 19. Không tố giác tội phạm

1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.

2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Không tố giác tội phạm Không tố giác tội phạm Người biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị Người biết rõ tội phạm đang được thực hiện Người biết rõ tội phạm đã được thực hiện Không tố giác thì phải chịu trách nhiệm hình sự Tội không tố giác tội phạm Điều 390 Bộ hình sự năm 2015 Người không tố giác là người thân thích cảu người phạm tội Không phải chịu trách nhiệm hình sự Người không tố giác là người bào chữa Người mà mình bào chữa đang chuẩn bị Đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ Điều 19 Bộ luật hình sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư hôn nhân và gia đình Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư nổi tiếng Luật sư hòa giải luật sư đối thoại Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội Công ty luật Tổ chức hành nghề luật sư 0983951338 0936683699