Tại Điều 575 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền. Theo đóm người thực hiện công việc không có ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình. Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công việc như công việc của chính mình; nếu biết hoặc đoán biết được ý định của người có công việc thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định đó. Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải báo cho người có công việc được thực hiện về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ trường hợp người có công việc đã biết hoặc người thực hiện công việc không có ủy quyền không biết nơi cư trú hoặc trụ sở của người đó. Trường hợp người có công việc được thực hiện chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận.Trường hợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục đảm nhận công việc thì phải báo cho người có công việc được thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người này hoặc có thể nhờ người khác thay mình đảm nhận việc thực hiện công việc.
Người thực hiện công việc không có ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình, thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều kiện không chỉ giúp công việc được hoàn thành tốt mà còn không gây thiệt hại cho chính người thực hiện; khả năng, điều kiện của chủ thể là căn cứ để quyết định chủ thể có thực hiện công việc hay không; thường thì ngay từ khi bắt đầu có ý định thực hiện công việc, chủ thể phải xem xét mình có đủ khả năng và điều kiện để hoàn thành tốt công việc đó hay không; có nhiều trường hợp chủ thể không thể nhận thức được khả năng, điều kiện thực hiện công việc của mình, mà tại thời điểm bắt đầu thực hiện công việc họ mới phát hiện ra; nếu họ không đủ khả năng, điều kiện để tiếp tục thực hiện công việc thì phải tạm ngưng việc thực hiện công việc để tránh gây thiệt hại cho bản thân và công việc.
Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công việc như công việc của chính mình; nếu biết hoặc đoán biết được ý định của người có công việc thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định đó, để đáp ứng điều kiện đó, chủ thể thực hiện công việc phải thực hiện công việc như công việc của chính mình; chỉ khi chủ thể thực hiện coi công việc đó là bổn phận của mình thì mới thực hiện công việc đó một cách tận tâm nhất, hoàn thành công việc một cách tốt nhất; nếu chủ thể đoán biết được ý định của người có công việc thì phải thực hiện công việc theo đúng ý định đó, thực hiện công việc theo ý định của chủ thể là cách tốt nhất để đáp ứng lợi ích của họ. Bởi với họ, kết quả công việc như vậy mới là kết quả tốt nhất mà họ mong muốn.
Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải báo cho người có công việc được thực hiện về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ trường hợp người có công việc đã biết hoặc người thực hiện công việc không có ủy quyền không biết nơi cư trú hoặc trụ sở của người đó, người thực hiện công việc không có ủy quyền của người có công việc, cũng không có thỏa thuận, nên trong nhiều trường hợp có thể việc thực hiện công việc đang đi sai hướng với ý định ban đầu của người có công việc, vì thế có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc thực hiện, gây thiệt hại cho người có công việc; để hạn chế tình trạng này có thể xảy ra, pháp luật quy định nghĩa vụ của chủ thể thực hiện công việc trong việc thông báo cho người có công việc biết về quá trình, kết quả thực hiện công việc; nếu thông báo kịp thời có thể giúp người có công việc biết và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời; nghĩa vụ thông báo chỉ phát sinh khi người có công việc không biết về việc thực hiện công việc không có ủy quyền.
Người có công việc được thực hiện chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận, khi người có công việc chết hoặc chấm dứt tồn tại thì người thực hiện công việc phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận công việc; thực hiện công việc không có ủy quyền là hành vi của chủ thể tự nguyện thực hiện công việc vì lợi ích của bên có công việc, do đó, khi bên có công việc mất hoặc chấm dứt tồn tại không làm chấm dứt nghĩa vụ của chủ thể; chủ thể phải thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện tiếp nhận thực hiện công việc. Tong trường hợp này chủ thể có thẩm quyền với công việc đó được chuyển giao sang người thừa kế hoặc người đại diện, họ trở thành người có quyền với công việc đó.
Tường hợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục đảm nhận công việc thì phải báo cho người có công việc được thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người này hoặc có thể nhờ người khác thay mình đảm nhận việc thực hiện công việc, trong quá trình thực hiện công việc với sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau mà họ không thể tiếp tục thực hiện công việc nữa, thì pháp luật cho phép họ quyền được không tiếp tục thực hiện công việc; nhưng việc dừng thực hiện công việc phải có lý do chính đáng, tránh trường hợp chủ thể trốn tránh trách nhiệm gây thiệt hại cho người có công việc; có thể dừng công việc đang thực hiện bằng cách: Báo cho người có công việc được thực hiện, người đại diện hoặc là người thân thích của người này biết về việc không thể tiếp tục thực hiện công việc. Việc thực hiện công việc chấm dứt khi những chủ thể này đã tiếp nhận công việc; HOẶC Tìm người khác thay mình đảm nhận thực hiện công việc. Chủ thể có thể tìm người khác thay mình đảm nhận công việc đang thực hiện để tránh gây thiệt hại cho người có công việc.
Điều 575. Nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền
1. Người thực hiện công việc không có ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.
2. Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công việc như công việc của chính mình; nếu biết hoặc đoán biết được ý định của người có công việc thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định đó.
3. Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải báo cho người có công việc được thực hiện về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ trường hợp người có công việc đã biết hoặc người thực hiện công việc không có ủy quyền không biết nơi cư trú hoặc trụ sở của người đó.
4. Trường hợp người có công việc được thực hiện chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận.
5. Trường hợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục đảm nhận công việc thì phải báo cho người có công việc được thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người này hoặc có thể nhờ người khác thay mình đảm nhận việc thực hiện công việc.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338