Language:
Tội bạo loạn (Điều 112)
11/10/2023
icon-zalo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Luật sư Hà Thị Khuyên

Tội bạo loạn có thể được tiến hành bởi bất kì ai, công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch, có năng lực trách nhiệm hình sự gồm năng lực nhận thức, năng lực làm chủ hành vi và đạt đủ tuổi truy cứu trách nhiệm hình sự. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội bạo loạn quy định tại Điều 112 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Chủ thể của tội phạm:

Tội bạo loạn có thể được tiến hành bởi bất kì ai, công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch, có năng lực trách nhiệm hình sự gồm năng lực nhận thức, năng lực làm chủ hành vi và đạt đủ tuổi truy cứu trách nhiệm hình sự từ 16 tuổi trở lên theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, tội phạm này thường xuất hiện dưới hình thức đồng phạm có tổ chức, bởi các hành vi của tội phạm cần một số lượng đông đảo người tham gia hành động, có sự tổ chức, sắp xếp rõ ràng mới nắm chắc thành công.

Khách thể của tội phạm:

Khách thể của Tội bạo loạn là sự vững mạnh, an toàn của hệ thống chính quyền nhân dân. Theo quy định của Điều 112 Bộ luật hình sự, bạo loạn là hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân. Sự ổn định, vững mạnh của chính quyền nhân dân là điều mà pháp luật hình sự cần bảo vệ.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm được người phạm tội thực hiện vbowis lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội hoàn toàn biết việc thực hiện các hành vi miêu tả trong cấu thành tội phạm là để chống phá chính quyền nhân dân. Tuy biết rõ và nhận thức rõ ràng mức độ nguy hiểm của hành vi đó nhưng người phạm tội vẫn chấp nhận thực hiện. Do vậy chắc chắn yếu tố lỗi ở đây là lỗi cố ý. Lưu ý: Nếu hành vi được thực hiện không nhằm mục đích chống phá chính quyền nhân dân thì tội phạm được thực hiện có thể là tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 Bộ luật hình sự), tội chống người thi hành công vụ (Điều 330 Bộ luật hình sự), tội cướp tài sản (Điều 168 Bộ luật hình sự)...

Mặt khách quan của tội phạm:

Điều luật mô tả 03 hành vi cấu thành tội bạo loạn gồm: Hoạt động vũ trang; dùng bạo lực có tổ chức và cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cả 03 hành vi này đều hướng tới mục đích chống chính quyền nhân dân.

Hoạt động vũ trang chống chính quyền nhân dân là hoạt động có trang bị vũ khí (có thể là vũ khí thô sơ hoặc vũ khí quân dụng), có tổ chức công khai chống lại chính quyền, chống đối lực lượng vũ trang nhân dân, phá hoạt an ninh chính trị.

Dùng bạo lực có tổ chức là hoạt động sư dụng sức mạnh tuy không có vũ khí nhưng có sự liên kết, phối hợp, tuân theo chỉ đạo của người tổ chức, chỉ huy để chống chính quyền nhân dân như bao vây, đánh chiếm hoặc đập phá trụ sở của chính quyền,...

Cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân được hiểu là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nhằm chống lại chính quyền nhân dân. Ví dụ cướp vũ khí của lực lượng vũ trang nhân dân hoặc dân quân tự vệ; cướp nhà, cướp đất của nhân dân để làm nơi ở, nơi ẩn náy của những người thực hiện hành vi bạo loạn...

Để tiến hành bạo loạn chống chính quyền nhân dân, người phạm tội phải tập hợp, lôi kéo nhiều người tham gia. Chúng có thể vũ trang ngay từ đầu hoặc dùng bạo lực có tổ chức, cướp vũ khí của lực lượng vũ trang, tiến hành hoạt động vũ trang công khai chống chính quyền nhân dân.

Tội bạo loạn có cấu thành hình thức. Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.

Hình phạt:

- Khoản 1. Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

- Khoản 2. Phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.

- Khoản 3. Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 112. Tội bạo loạn

Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Tội bạo loạn Bạo loạn Hoạt động vũ trang Dùng bạo lực có tổ chức Cướp phá tài sản của cơ quan Cướp phá tài sản của tổ chức Cướp phá tài sản của cá nhân Nhằm chống chính quyền nhân dân Người tổ chức hoạt động đắc lực Người đồng phạm Người chuẩn bị phạm tội Điều 112 Bộ luật hình sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý Đoàn luật sư Hà Nội luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội 0983951338 0936683699