Language:
Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 282)
14/07/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Khách thể của Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy là quyền sở hữu tàu thủy, tàu bay của Chủ sở hữu và người có trách nhiệm quản lý tài sản. Đối tượng tác động của tội phạm là tàu thủy, tàu bay. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy quy định tại Điều 282 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt, bất kì ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

Khách thể của tội phạm:

Khách thể của Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy là quyền sở hữu tàu thủy, tàu bay của Chủ sở hữu và người có trách nhiệm quản lý tài sản. Đối tượng tác động của tội phạm là tàu thủy, tàu bay.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Người chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy thực hiện hành vi với lỗi cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thủy.

Dùng vũ lực là hành vi thường được thực hiện bởi hành động, tác động một lực vào người bị hại để khống chế họ nhằm chiếm đoạt tàu thủy, tàu bay.

Đe doạ sẽ dùng vũ lực là hành vi được thực hiện bởi lời nói, cử chỉ hoặc hành động, làm cho người bị đe doạ sợ nếu không giao tàu thủy, tàu bay cho người phạm tội thì sẽ bị đánh đập tra khảo, bị đau đớn về thể xác. Dù được thực hiện bằng hình thức nào thì việc dùng vũ lực cũng không xảy ra ngay tức khắc.

Thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần là những thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng ngoài việc đe doạ sẽ dùng vũ lực và thủ đoạn này đã uy hiếp tinh thần của người có tàu thủy, tàu bay hoặc của người có trách nhiệm về tàu thủy, tàu bay. Cụ thể như: uy hiếp sẽ tố cáo hành vi ngoại tình của người bị hại nếu họ không giao nộp tàu thủy, tàu bay,…

Hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc của tội phạm do tội phạm có cấu thành hình thức. Tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm có hành vi khách quan xảy ra.

Hình phạt:

- Khoản 1: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

- Khoản 2: Phhạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

- Khoản 3: Phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.

- Khoản 4: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều 282. Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thủy, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tổ chức;

b) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

d) Chiếm đoạt tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

d) Chiếm đoạt tài sản 500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338