Luật sư Hà Thị Khuyên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Tội làm nhục đồng đội trực tiếp xâm phạm quan hệ đồng chí, đồng đội, sự đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau giữa các quân nhân với nhau, xâm phạm danh dự, nhân phẩm hoặc tự do thân thể của quân nhân. Do đó, khách thể của tội làm nhục đồng đội là chức trách, nhiệm vụ của người chiến sĩ, quân nhân, dân quân tự về... là đồng đội của người phạm tội. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội làm nhục đồng đội quy định tại Điều 397 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của Tội làm nhục đồng đội này là chủ thể đặc biệt. Chỉ những người được quy định tại Điều 392 Bộ luật Hình sự mới có thể thực hiện tội phạm. Ngoài ra, người phạm tội phải đáp ứng đủ điều kiện về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XXV Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể của Tội làm nhục đồng đội là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Khách thể của tội phạm:
Tội làm nhục đồng đội trực tiếp xâm phạm quan hệ đồng chí, đồng đội, sự đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau giữa các quân nhân với nhau, xâm phạm danh dự, nhân phẩm hoặc tự do thân thể của quân nhân. Do đó, khách thể của tội làm nhục đồng đội là chức trách, nhiệm vụ của người chiến sĩ, quân nhân, dân quân tự về... là đồng đội của người phạm tội.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội phạm được người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của đồng đội và mong muốn thực hiện hành vi đó.
Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi thuộc mặt khách quan của Tội làm nhục đồng đội thể hiện ở hành vi trong quan hệ công tác mà xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự đồng đội.
Hành vi này được thể hiện bằng hành động (bắt quỳ, lạy,...) hoặc bằng lời nói (chửi, lăng mạ,...).
Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của tội phạm này. Tội phạm hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi nêu trên.
Trường hợp hậu quả quả đặc biệt nghiêm trọng như gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát được coi là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng đối với người phạm tội.
Hình phạt:
- Khoản 1. Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Khoản 2. Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Điều 397. Tội làm nhục đồng đội
1. Người nào trong quan hệ công tác mà xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự đồng đội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Đối với chỉ huy hoặc cấp trên;
c) Vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Trong khu vực có chiến sự;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Đối với 02 người trở lên;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
h) Làm nạn nhân tự sát.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338