Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Luật sư Hà Thị Khuyên
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng tới người khác để trục lợi xâm phạm quan hệ xã hội đảm bảo cho hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Đối tượng tác động của tội phạm này là hoạt động thực thi công vụ, nhiệm vụ của người có chức vụ, quyền hạn. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi quy định tại Điều 366 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng tới người khác để trục lợi là người có năng lực trách nhiệm hình sự, năng lực trách nhiệm hình sự ở đây có thể hiểu là trường hợp người phạm tội đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi, không thuộc các trường hợp mất năng lực hành vi hình sự.
Chủ thể của tội phạm này ngoài hai dấu hiệu có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự còn phải là người có quan hệ và có ảnh hưởng nhất định đối với người có chức vụ, quyền hạn. Tuy nhiên, ảnh hưởng đó không phải do chức vụ, quyền hạn mà do có quan hệ gia đình. Ví dụ: người phạm tội là vợ hoặc chồng của người có chức vụ, quyền hạn hoặc quan hệ xã hội khác. Đây chính là điểm quan trọng phân biệt tội phạm này với tội phạm quy định tại Điều 358 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Khách thể của tội phạm:
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng tới người khác để trục lợi xâm phạm quan hệ xã hội đảm bảo cho hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Đối tượng tác động của tội phạm này là hoạt động thực thi công vụ, nhiệm vụ của người có chức vụ, quyền hạn.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Người phạm Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng tới người khác để trục lợi thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan của tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi là hành vi nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất. Hành vi nhận lợi ích có thể được thực hiện trực tiếp hoặc qua trung gian. Thủ đoạn thực hiện hành vi nhận lợi ích nêu trên là thủ đoạn lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn vì giữa người phạm tội và người có chức vụ, quyền hạn tồn tại mối quan hệ nhất định và nhờ đó người phạm tội có ảnh hưởng nhất định đến người có chức vụ, quyền hạn. Quan hệ này có thể là quan hệ gia đình, họ hàng, bạn bè hoặc quan hệ thân thiết khác.
Người phạm tội nhận những lợi ích trên để dùng ảnh hưởng của mình tác động tới việc thực hiện công vụ của người có chức vụ, quyền hạn. Cần chú ý là cấu thành tội phạm của tội này không đòi hỏi người nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác phải đã thực tế thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc có lợi cho người đưa tài sản.
Dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người khác là hành vi sử dụng mối quan hệ giữa mình với người khác mà người này cũng là người có chức vụ , quyền hạn, mối quan hệ này do chức vụ, quyền hạn đem lại cho người phạm tội , do có chức vụ, quyền hạn nên có ảnh hưởng nhất định đối với người bị thúc đẩy.
Người bị thúc đẩy khi bị người phạm tội thúc đẩy đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của mình hoặc làm một việc không được phép làm.
Người bị thúc đẩy có thể là người phạm tội chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ nếu hành vi của người này là trái công vụ nhưng cũng có thể không phạm tội nếu hành vi của họ không trái với công vụ và họ không biết được mục đích của người thúc đẩy.
Ở tội phạm này, người phạm tội sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình và trực trực tiếp hoặc gián tiếp.
Trực tiếp ở chỗ người phạm tội sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để gây ảnh hưởng đối với người khác khiến người bị ảnh hưởng phải làm theo gián tiếp ở chỗ người phạm tội giải quyết theo yêu cầu của người đưa tiền, tài sản hay lợi ích vật chất khác thông qua một người có chức vụ, quyền hạn khác.
Chủ thể cả tội này dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ quyền hạn khác làm hoặc không làm theo yêu cầu của người đưa lợi ích bất kì.
Theo Điều 366 Bộ luật Hình sự năm 2015, hành vi nhận lợi ích nêu trên cấu thành tội phạm khi lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên. Nếu lợi ích được nhận là lợi ích vật chất thì việc xác định trị giá là không bắt buộc.
Hình phạt:
- Khoản 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Khoản 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
- Khoản 3: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
- Khoản 4: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Điều 366. Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi
1. Người nào trực tiếp hoặc qua trung gian nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trong trường hợp tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338