Language:
Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 236)
02/06/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại xâm phạm đến các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, cụ thể vi phạm vào các quy định của Nhà nước về việc quản lý các chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường sống. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại quy định tại Điều 236 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại là chủ thể đặc biệt, ngoài các dấu hiệu về năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đến một độ tuổi theo quy định của Bộ luật Hình sự, chủ thể phải là người có thẩm quyền quản lý chất thải nguy hại.

Khách thể của tội phạm:

Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại xâm phạm đến các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, cụ thể vi phạm vào các quy định của Nhà nước về việc quản lý các chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường sống.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Chủ thể vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Chủ thể của tội phạm hoàn toàn nhận thức được hành vi đó là hành vi trái pháp luật nhưng vẫn mong muốn thực hiện hoặc dù không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng vẫn có ý thực bỏ mặc hậu quả xảy ra.

Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi cho phép chôn, lấp, đổ, thải chất thải nguy hại trái quy định của pháp luật.

Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi cho phép chôn, lấp, đổ, thải chất thải nguy hại trái quy định của pháp luật.

Tại Điều 85 Luật Bảo vệ môi trường quy định về yêu cầu quản lý chất thải nguy hại, cụ thể: Chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy; Chất thải thông thường có lẫn chất thải nguy hại vượt ngưỡng quy định mà không thể phân loại được thì phải quản lý theo quy định của pháp luật về chất thải nguy hại; Chính phủ quy định chi tiết về quản lý chất thải.

Tại điều 86 Luật Bảo vệ môi trường quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải, cụ thể: Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng phải được phân loại; Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng phù hợp để tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng.

Tại Điều 87 Luật Bảo vệ môi trường quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ, cụ thể: Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ; Người tiêu dùng có trách nhiệm chuyển sản phẩm thải bỏ đến nơi quy định; Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tổ chức việc thu gom sản phẩm thải bỏ; Việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ được hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.

Hành vi chôn, lấp, đổ, thải chính là hành vi tái sử dụng, tái chế, tiêu hủy đối với chất thải nguy hại. Thực hiện việc chôn, lấp, đổ, thải trái pháp luật có nghĩa là vi phạm quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải và thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.

Hành vi chôn, lấp, đổ, thải chính là hành vi tái sử dụng, tái chế, tiêu hủy đối với chất thải nguy hại. Thực hiện việc chôn, lấp, đổ, thải trái pháp luật có nghĩa là vi phạm quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải và thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.

Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hậu quả mà cho phép chôn, lấp, đổ, thải trái quy định của pháp luật chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 3.000 kilôgam trở lên; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép.

Hình phạt:

- Khoản 1: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

- Khoản 2: Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

- Khoản 3: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

- Khoản 4 - Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 236. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại

1. Người nào có thẩm quyền mà cho phép chôn, lấp, đổ, thải trái quy định của pháp luật chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm dưới trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 5.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;

b) Có tổ chức;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc trường hợp chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy 10.000 kilôgam trở lên; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trên trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338