Language:
Tù chung thân (Điều 39)
20/11/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về hình phạt "Tù chung thân" quy định tại Điều 39 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Điểm giống nhau giữa hình phạt tù chung thân và hình phạt tù có thời hạn được thể hiện ở chỗ người bị kết án đều bị tước quyền tự do, bị cách ly khỏi đời sống xã hội và phải chấp hành hình phạt trong trại giam nhằm giáo dục cải tạo và phòng ngừa họ phạm tội mới. Tuy nhiên, điểm khác nhau cơ bản giữa hai loại hình phạt này là ở chỗ hình phạt tù chung thân chỉ áp dụng với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng (tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của hình phạt do BLHS năm 2015 quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình) và người bị kết án phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải cách ly khỏi xã hội trong một thời gian không xác định (không thời hạn). Mục đích hình phạt này nhằm bảo đảm thời gian cần thiết để giáo dục cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện.

Điều 39 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định nội dung và điều kiện áp dụng của hình phạt tù chung thân. Theo đó, tù chung thân là hình phạt tù không có thời hạn. Tuy cũng là một trong những hình phạt tước quyền tự do của người bị kết án, nhưng tù chung thân khác tù có thời hạn ở chỗ người bị áp dụng hình phạt này có khả năng bị tước tự do đến hết đời, bị cách ly vĩnh viễn khỏi môi trường sống bình thường trước khi bị kết án của họ.

Tính nghiêm khắc của hình phạt này chỉ sau hình phạt tử hình. Quy định hình phạt tù chung thân trong hệ thống hình phạt tạo điều kiện cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt đối với các loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Từ chung thân giữ vị trí trung gian giữa hình phạt tù có thời hạn tối đa là 20 năm và hình phạt tử hình, đảm bảo cho hệ thống hình phạt giữ được tính thống nhất nội tại. Đồng thời, sự hiện diện của hình phạt này trong hệ thống hình phạt cũng góp phần hạn chế áp dụng hình phạt tử hình. 

Tù chung thân được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức tử hình. Theo thực tiễn xét xử, những trường hợp bị áp dụng hình phạt này là những trường hợp phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, về tính mạng cũng như sở hữu và có nhiều tình tiết tăng nặng đáng kể.

Thông thường hình phạt này được áp dụng đối với những trường hợp mà đối với người phạm tội, hình phạt tù có thời hạn đến 20 năm vẫn còn nhẹ nhưng hình phạt tử hình lại chưa thật cần thiết. Ranh giới về điều kiện áp dụng giữa hình phạt tù chung thân và hình phạt tử hình là không rõ ràng. Vì vậy, khi xét xử, Tòa án cần phải xem xét vụ án một cách toàn diện, khách quan để đảm bảo khi áp dụng sẽ đạt được mục đích phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung của hình phạt. 

Trong Bộ luật Hình sự hình phạt tù chung thân có thể được quy định cùng với hình phạt tù có thời hạn đến 20 năm để Tòa án lựa chọn. Bên cạnh đó, hình phạt này cũng có thể được quy định cùng với hình phạt tử hình và tù có thời hạn để Tòa án lựa chọn. 

Xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo và do tính nghiêm khắc của hình phạt tù chung thân cũng như đặc điểm đặc biệt về nhân thân, điều luật quy định không áp dụng hình phạt này đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Quy định này vừa có tính truyền thống trong luật hình sự Việt Nam và vừa phù hợp với xu hướng chung của thế giới. 

Theo nội dung của hình phạt tù chung thân, người bị áp dụng hình phạt này phải chấp hành hình phạt suốt đời trong cơ sở giam giữ. Nhưng như bất kỳ hình phạt nào (trừ tử hình), chính sách hình sự của Nhà nước cũng khuyến khích quá trình tự giáo dục, cải tạo, mở cho người bị kết án tù chung thân khả năng sớm trở lại với cuộc sống cùng cộng đồng xã hội và gia đình.

Theo đó, khoản 1, khoản 2 Điều 63 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người bị kết án tù chung thân nếu đã chấp hành được 12 năm tù và đã chứng tỏ quyết tâm cải tạo thì theo đề nghị của cơ quan nhà nước có trách nhiệm giám sát việc chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định giảm xuống 30 năm tù và người bị kết án có thể được giảm nhiều lần nhưng phải đảm bảo chấp hành được 20 năm.

Trong trường hợp đặc biệt, họ có thể được xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn theo quy định tại Điều 64 Bộ luật Hình sự năm 2015. Họ còn có thể được tha tù trước thời hạn có điều kiện theo Điều 66 BLHS. Những quy định này là biểu hiện của nguyên tắc nhân đạo và cũng là biện pháp phân hóa, cá thể hóa trong thi hành án phạt tù, tạo động lực thúc đẩy người bị kết án lao động, cải tạo tốt.

Điều kiện để giảm án chung thân:

Pháp luật nước ta bên cạnh những hình phạt cứng rắn, mang tính răn đe cao thì bên cạnh đó cũng đề cao tính nhân văn, nhân đạo, chính vì vậy khi người bị lĩnh án tù chung thân trong một số trường hợp nhất định vẫn sẽ được giảm án xuống tù có thời hạn. Để được giảm án tù chung thân thì người bị áp dụng hình phạt phải nghiêm túc thực hiện những vấn đề sau:

- Trong quá trình chấp hành hình phạt tù, người chấp hành hình phạt có những biểu hiện tiến bộ, nghiêm túc trong quá trình cải tạo, nhận thức được tội lỗi mà mình đã gây ra cho xã hội.

- Người chấp hành hình phạt thực hiện cải tạo tốt được xem xét không gây nguy hiểm cho xã hội.

- Người chấp hành hình phạt tù đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự.

- Người bị kết án tù chung thân đã chấp hành hình phạt được 12 năm có thể được  xét giảm lần đầu tiên.

- Người bị kết án chung thân lần đầu có thể được giảm xuống là 30 năm tù giam và có thể được xét giảm nhiều lần, tuy nhiên phải đảm bảo thời gian chấp hành hình phạt tù là 20 năm.

- Với trường hợp một người bị kết án nhiều tội, thì phải đã chấp hành hình phạt tù là 15 năm, được xét giảm lần đầu xuống 30 năm tù, vẫn được xét giảm nhiều lần, tuy nhiên đảm bảo thời gian chấp hành hình phạt tù là 25 năm.

- Với những trường hợp đặc biệt, người chấp hành hình phạt đã lập được công, quá già yếu, mắc bệnh hiểm nghèo, có thể được xét giảm thời gian sớm hơn so với thời gian nêu ở trên.

Khi đáp ứng được những điều kiện này thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án, Tòa án có thể xem xét để quyết định giảm thời hạn chất hành hình phạt theo quy định.

Điều 39. Tù chung thân

Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.

Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Tù chung thân Hình phạt tù Hình phạt tù không thời hạn Áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng Tội đặc biệt nghiêm trọng chưa đến mức bị xử phạt tử hình Không áp dụng hình phạt tù chung thân với người dưới 18 tuổi Người dưới 18 tuổi không phạt tù chung thân Điều 39 Bộ luật hình sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý Đoàn luật sư Hà Nội luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội 0983951338 0936683699