Language:
Mục đích của hình phạt (Điều 31)
22/11/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về "Mục đích của hình phạt" quy định tại Điều 31 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Điều 31 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định các mục đích được đặt ra cho hình phạt. Hình phạt không có khả năng loại trừ tội phạm cũng như loại trừ các nguyên nhân làm phát sinh tội phạm nhưng với nội dung tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người cũng như của pháp nhân thương mại bị kết án, hình phạt tác động trực tiếp đến họ cũng như các thành viên khác trong xã hội. Pháp luật hình sự đòi hỏi sự tác động như vậy của hình phạt phải đạt được những mục đích cụ thể. Đó là: 

- Mục đích trừng trị người, pháp nhân thương mại bị kết án, giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới. 

- Mục đích giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. 

Mục đích trừng trị, giáo dục người, pháp nhân thương mại phạm tội:

Trong pháp luật luật hình sự, khoa học luật hình sự thì mục đích này được gọi là mục đích phòng ngừa riêng của hình phạt. Với nội dung là sự tước bỏ, hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân bị kết án, hình phạt là sự trừng phạt của Nhà nước. Qua trừng phạt để răn đe. Bằng việc áp dụng hình phạt, Nhà nước lên án và răn đe chủ thể bị kết án để họ nhận thức được trách nhiệm của mình đối với hành vi vi phạm, để họ hiểu sự sai trái, lỗi lầm và tính chất tội phạm của hành vi của mình, để có ý thức tuân thủ pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội. 

Như vậy, hình phạt không chỉ nhằm mục đích trừng trị mà còn có mục đích giáo dục. Chúng ta chỉ có thể nói đến hình phạt khi có sự tồn tại của hai yếu tố đó. Nếu hình phạt chỉ nhằm trừng trị mà không nhằm giáo dục thì chỉ là biện pháp trả thù thuần túy. Mối quan hệ giữa cưỡng chế và thuyết phục cũng như giữa trừng trị và giáo dục trong hình phạt mang tính biện chứng.

Trừng trị nghiêm minh là một yếu tố đặc biệt quan trọng để đảm bảo mục đích giáo dục và phòng ngừa tội phạm, đồng thời nó là tiêu chí của sự công bằng xã hội và cũng là tiêu chí của sự tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Vì vậy, trong mọi trường hợp, tính nghiêm khắc của hình phạt chỉ đòi hỏi ở mức độ cần và đủ để đạt được mục đích giáo dục và phòng ngừa tội phạm.

Việc quyết định hình phạt phải tuân thủ các nguyên tắc và những căn cứ theo luật định để đảm bảo cho hình phạt đã tuyên đạt được cả hai mục đích này, không được coi nhẹ mục đích nào khi quyết định hình phạt. Nếu coi nhẹ mục đích trừng trị, có thể dẫn đến áp dụng mức, loại hình phạt nhẹ không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và nhân thân người phạm tội, sẽ gây nên sự nhạo báng, coi thường pháp luật từ phía người phạm tội, dẫn đến không đạt được mục đích cải tạo, giáo dục và ngăn ngừa họ phạm tội mới.

Nếu coi nhẹ mục đích giáo dục người phạm tội, có thể dẫn đến áp dụng mức, loại hình phạt nặng hơn sẽ không tạo điều kiện thuận lợi để đạt được mục đích giáo dục người phạm tội.

Theo cách diễn đạt tại Điều 31 Bộ luật Hình sự năm 2015, mục đích trừng trị được đặt ra trước hết (“… không chỉ nhằm trừng trị…”) và tiếp đó là mục đích giáo dục (“… mà còn giáo dục họ…”). Mặc dù vậy, trong nghiên cứu khoa học hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về mục đích của hình phạt khi trả lời câu hỏi, trừng trị có phải là mục đích của hình phạt không?

Một số nhà khoa học có quan điểm coi trừng trị là mục đích của hình phạt. Hơn nữa, trong các lần pháp điển hóa luật hình sự Việt Nam đều quy định trừng trị là mục đích của hình phạt. Trong khi đó có nhiều nhà khoa học khác lại không coi trừng trị là mục đích của hình phạt, “xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự và dưới góc độ xây dựng Nhà nước pháp quyền… trừng trị không phải là mục đích của hình phạt mà chỉ là bản chất chủ yếu và là thuộc tính cơ bản nhất của hình phạt”.

Có tác giả cho rằng, có các quan điểm khác nhau như vậy là do hiểu “trừng trị” không thống nhất. “Nếu hiểu trừng trị theo nghĩa là hạn chế, tước bỏ quyền, lợi ích của người phạm tội thì hình phạt không thể có mục đích trừng trị.”

Mục đích giáo dục người, pháp nhân thương mại: 

Đây được gọi là mục đích phòng ngừa chung của hình phạt. Hình phạt khi được áp dụng không chỉ tác động trực tiếp đến người, pháp nhân bị kết án mà còn ảnh hưởng đến người, pháp nhân thương mại khác trong xã hội. Đối với những người, pháp nhân thương mại “không vững vàng” trong xã hội thì việc áp dụng hình phạt với người, pháp nhân bị kết án có tác dụng răn đe, kiềm chế, giáo dục, ngăn ngừa họ phạm tội. Hình phạt làm cho bộ phận công dân, pháp nhân không vững - vàng trong xã hội thấy trước được sự trừng phạt của Nhà nước, sự lên án của xã hội đối với tội phạm, qua đó giáo dục họ có ý thức tôn trọng pháp luật và các quy tắc của cuộc sống chung trong xã hội. 

Quy định và áp dụng hình phạt còn tác động đến các chủ thể khác trong xã hội. Đối với đại đa số, hình phạt không nhằm răn đe mà nhằm tuyên truyền, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, nâng cao sự hiểu biết pháp luật, để họ tránh những vi phạm pháp luật và tội phạm. Đồng thời việc áp dụng hình phạt còn củng cố lòng tin của người dân, pháp nhân vào sự nghiêm minh của pháp luật, qua đó nhằm giáo dục, động viên, tập hợp họ tham gia tích cực vào chống và phòng ngừa vi phạm và tội phạm. 

Mục đích phòng ngừa riêng và mục đích phòng ngừa chung của hình phạt có mối quan hệ qua lại, không tách rời nhau trong mục đích chung của hình phạt. Sẽ không đạt được mục đích phòng ngừa chung nếu mục đích phòng ngừa riêng không đạt được. Nếu mục đích phòng ngừa chung bị hạn chế thì mục đích phòng ngừa riêng sẽ không đạt được như mong muốn. Vì vậy, khi giải quyết một vụ án cụ thể, phải bảo đảm kết hợp chặt chẽ yêu cầu của phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung. 

Điều 31. Mục đích của hình phạt

Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Mục đích của hình phạt Hình phạt Hình phạt nhằm trừng trị người phạm tội Hình phạt nhằm trừng trị pháp nhân phạm tội Người phạm tội pháp nhân thương mại phạm tội Giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật Giáo dục các quy tắc của cuộc sống Ngăn ngừa họ phạm tội mới Giáo dục người tôn trọng pháp luật Giáo dục pháp nhân thương mại tôn trọng pháp luật Phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm Điều 31 Bộ luật hình sự 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư hôn nhân và gia đình Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư nổi tiếng Luật sư hòa giải luật sư đối thoại Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội Công ty luật Tổ chức hành nghề luật sư 0983951338 0936683699