Language:
Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự (Điều 29)
22/11/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Miễn trách nhiệm hình sự thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với hành vi do người phạm tội thực hiện. Đồng thời qua đó nhằm động viên, khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, nhanh chóng hòa nhập cộng đồng và giúp họ trở thành người có ích cho xã hội. Do đó, giải quyết tốt vấn đề trách nhiệm hình sự và áp dụng đúng đắn các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự sẽ tạo cơ sở pháp lý tốt cho việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về "Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự" quy định tại Điều 29 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Điều 29 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định 02 trường hợp người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự có tính chất bắt buộc và một số trường hợp người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự có tính chất tùy nghi.

Thứ nhất, người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Đây là trường hợp miễn trách nhiệm hình sự có tính chất bắt buộc được áp dụng cho tất cả các loại tội phạm được quy định tại Điều 9 Bộ luật hình sự khi có đủ căn cứ pháp lý. Căn cứ để xác định do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa là những quy định của Nhà nước bằng văn bản có liên quan đến hành vi phạm tội, các quy định này phải có tính pháp quy.

Thứ hai, người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá. Đây là trường hợp miễn trách nhiệm hình sự có tính chất bắt buộc. Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì chỉ có Quốc hội mới có thẩm quyền quyết định đại xá (khoản 11 Điều 70 Hiến pháp năm 2013). Cơ sở để Quốc hội ban hành quyết định đại xá nhân dịp có những sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng của đất nước, thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội. Văn bản đại xá do Quốc hội ban hành có hiệu lực đối với tất cả những hành vi phạm tội đã xảy ra trước khi ban hành văn bản đại xá thì được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu đã khởi tố, truy tố hoặc xét xử thì phải đình chỉ; nếu đã chấp hành xong hình phạt thì được coi là không có tiền án.

Thứ ba, người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Đây là trường hợp miễn trách nhiệm hình sự có tính tùy nghi, không có tính bắt buộc, vì vậy có những quan điểm khác nhau khi áp dụng.

Thứ tư, người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự do người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Đây là điểm mới thể hiện tính nhân đạo trong pháp luật hình sự Việt Nam. Người mắc bệnh hiểm nghèo là người mắc các bệnh dễ dẫn đến tử vong, bệnh hiểm nghèo phải nằm trong danh mục do Bộ Y tế quy định và do Hội đồng giám định y khoa xác định. Nếu người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo nhưng vẫn còn nguy hiểm cho xã hội thì không được miễn trách nhiệm hình sự. Việc đánh giá một người không còn nguy hiểm cho xã hội nữa phải căn cứ vào nhiều yếu tố, phải khách quan toàn diện và hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng. Đây là trường hợp miễn trách nhiệm hình sự có tính chất tùy nghi, vì vậy có những quan điểm khác nhau khi áp dụng.

Thứ năm, người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự vì trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận. Trong trường hợp này người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau: Người phạm tội tự thú đã đến cơ quan có thẩm quyền khai báo hành vi phạm tội của mình khi chưa bị phát hiện; khai rõ sự việc góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm tức là khai đầy đủ tất cả hành vi phạm tội của mình cũng như hành vi của đồng phạm, không giấu giếm bất kỳ một tình tiết nào; người phạm tội cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm như trả lại tài sản đã chiếm đoạt, thông báo kịp thời cho người bị hại biết những gì đang đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự hoặc tài sản; lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận, đây là trường hợp người phạm tội đã có hành động giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình trạng hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài sản của Nhà nước, của tập thể, cá nhân trong thiên tai, hỏa hoạn; có những phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị hoặc thành tích đặc biệt xuất sắc khác được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thừa nhận.

Thứ sáu, người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Trường hợp này người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau: Thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt là phạt tù đến 03 năm hoặc tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội  lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đến 07 năm tù, do lỗi vô ý; gây ra hậu quả làm thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác; tự nguyện hòa giải và người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.

Về cơ bản việc vận dụng quy định tại khoản 3 Điều 29 Bộ luật Hình sự năm 2015 để miễn trách nhiệm hình sự cho người thực hiện hành vi phạm tội cần được thực hiện linh hoạt, phù hợp với thực tiễn và đặc thù của từng vụ việc, từng nơi, và quan trọng nhất là sự thống nhất quan điểm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng về đường lối giải quyết vụ án. Trên cơ sở đó, cần có cách thức giải quyết và áp dụng khoản 3 Điều 29 Bộ luật Hình sự năm 2015 hợp lý, hợp tình và đúng quy định của pháp luật, tránh áp dụng tràn lan, tùy tiện… Hay nói cách khác, việc áp dụng quy định này cần linh hoạt, đúng pháp luật, tránh cứng nhắc, hình thức, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Điều 29. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự

1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi có quyết định đại xá.

2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;

c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự Miễn trách nhiệm hình sự Trách nhiệm hình sự Người phạm tội Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự Tiến hành điều tra truy tố hoặc xét xử Có sự thay đổi chính sách pháp luật Hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội Khi có quyết định đại xá Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự Người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo Không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác Người phạm tội tự thú khai rõ sự việc Góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm Cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm Lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt Được nhà nước và xã hội thừa nhận Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý Người phạm tội ít nghiêm trọng Gây thiệt hại về tính mạng sức khỏe danh dự nhân phẩm tài sản Tự nguyện sửa chữa bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả Được đề nghị miễn trách nhiệm hình sự Có thể được miễn trách nhiệm hình sự Điều 29 Bộ luật hình sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư hôn nhân và gia đình Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư nổi tiếng Luật sư hòa giải luật sư đối thoại Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội Công ty luật Tổ chức hành nghề luật sư 0983951338 0936683699