Luật sư Hà Thị Khuyên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về "Sự kiện bất ngờ" quy định tại Điều 20 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Sự kiện bất ngờ là người thực hiện hành vi gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ tức là trong trường hợp này không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Đây chính là một trong những căn cứ để loại trừ trách nhiệm hình sự, điều này có nghĩa là mặc dù có hành vi gây hại cho xã hội và phạm vào các tội mà Bộ Luật Hình sự quy định nhưng sẽ không được coi là tội phạm.
- Sự kiện bất ngờ xảy ra có thể là do hoàn cảnh cụ thể.
- Hoặc do đặc điểm chủ quan của người thực hiện hành vi.
Trong trường hợp sự kiện bất ngờ có những đặc điểm rất giống với một tội phạm cụ thể về mặt khách quan như có hành vi và có gây thiệt hại cho nhà nước, cho cá nhân, cho tổ chức nào đó. Cũng có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
Điểm khác biệt quan trọng nhất và cũng là do đặc điểm này mà một người gây thiệt hại trong trường hợp sự kiện bất ngờ không phải là tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự đó là người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong sự bất ngờ không có lỗi tức là không có lỗ cố ý, lỗi vô ý bởi vì họ không có cách nào để lựa chọn cách xử sự đối với hành vi của mình. Những người gây thiệt hại cho người khác trong trường hợp được xác định là sự kiện bất ngờ thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của bộ luật hình sự.
Điều 20 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về sự kiện bất ngờ là căn cứ để loại trừ trách nhiệm hình sự, điều luật đề cập 03 vấn đề chính gồm:
(1) Hành vi được nói đến ở đây là hành vi gây hậu quả nguy hại chứ không phải hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi gây hậu quả nguy hại, tức nhà làm luật đang chú trọng đến hậu quả nguy hại chứ không chú trọng đến hành vi. Hành vi gây hậu quả nguy hại có thể là hành vi hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Vậy tại sao hành vi hợp pháp lại có thể đem đến hậu quả nguy hại.
(2) Tại Điều 20 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định “không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi”. Pháp luật quy định sự kiện bất ngời ko đòi hỏi chủ thể phải thấy trước hậu quả hành vi của mình.
(3) Trong trường hợp sự kiện bất ngờ xảy ra, pháp luật không đặt ra yêu cầu chịu trách nhiệm hình sự.
Từ quy định trên có thể thấy, sự kiện bất ngờ là sự kiện không ai mong muốn xảy ra, hậu quả nguy hại hoàn toàn khách quan và không ai có thể lường trước. Tuy nhiên việc này cũng nhắc nhở các chủ thể hành động cẩn trọng, tuân thủ pháp luật, tránh những hậu quả nguy hại cho xã hội.
Lưu ý: Trường hợp sự kiện bất ngờ và trường hợp có lỗi vô ý vì cẩu thả có điểm giống nhau là chủ thể thực hiện đều không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình đã gây ra. Nhưng ở trường hợp vô ý vì cẩu thả, người phạm tội có nghĩa vụ phải thấy trước và có đủ điều kiện để thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình. Người phạm tội đã không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình là do cẩu thả. Còn trong trường hợp sự kiện bất ngờ, chủ thể không có nghĩa vụ phải thấy trước hậu quả gây nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình hoặc tuy có nghĩa vụ phải thấy trước nhưng không có đủ điều kiện để thấy trước hậu quả đó. Như vậy, trong trường hợp sự kiện bất ngờ, việc chủ thể đã không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình gây ra là do khách quan.
Điều 20. Sự kiện bất ngờ
Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338