Language:
Tội Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157)
20/03/2023
icon-zalo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Luật sư Hà Thị Khuyên

Hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là gì?

Hành vi bắt người trái pháp luật: Được hiểu là hành vi của người không có thẩm quyền, khống chế người khác không theo đúng các quy định của pháp luật để tạm giữ hoặc tạm giam họ.

Hành vi giữ người trái pháp luật: Là hành vi của người không có thẩm quyền và thực hiện không theo đúng các quy định của pháp luật để không cho người khác di chuyển vượt ra ngoài sự kiểm soát của mình, trong một khoảng thời gian nhất định.

Hành vi giam người trái pháp luật: Là hành vi của người không có thẩm quyền thực hiện việc cách ly người khác trái pháp luật ở một địa điểm và trong một khoảng thời gian nhất định.

Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật quy định tại Điều 157 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể thực hiện tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật có thể là bất kì ai (công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch). Chủ thể của tội này cũng có thể là người có chức vụ quyền hạn được bắt, giữ, giam người khác.

Chủ thể thực hiện tội phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi. Thiếu một trong hai năng lực này, người đó bị coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc bị hạn chế năng lực trách nhiệm hình sự và được loại trừ trách nhiệm hình sự theo Điều 21 Bộ luật hình sự.

Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Khoản 1, Điều 12 Bộ luật Hình sự quy định người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Khoản 2, Điều 12 quy định một số tội phạm người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng không bao gồm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật. Do đó, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội danh này là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Khách thể của tội phạm:

Khách thể của tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tự do cá nhân của con người, của công dân. Hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật xâm phạm đến quyền tự do thân thể, quyền tự do đi lại của người khác được bảo vệ bằng Hiến pháp và pháp luật. Khoản 2 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định. Do đó, các hoạt động bắt, giữ hoặc giam người được quy định rất chặt chẽ trong Bộ luật tố tụng hình sự, Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn liên quan nhằm bảo đảm cho các quyền nói trên của công dân.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ mức độ nguy hiểm do hành vi bắt, giữ, giam người trái pháp luật, nhìn thấy trước hậu quả gây tổn hại đến thân thể, quyền tự do của nạn nhân nhưng vẫn mong muốn tội phạm xảy ra.

Động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội phạm. Người phạm tội phạm tội có thể vì nhiều động cơ và mục đích khác nhau. Ví dụ: Bắt giữ để đòi nợ, để tra khảo lấy thông tin hoặc giam người do nghi ngờ người đó trộm cắp tài sản...

Mặt khách quan của tội phạm:

Bắt người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi khống chế người khác để tạm giữ hoặc tạm giam họ. Việc khống chế này có thể dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác nhau như trói, còng tay…

Giữ người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi không cho người bị bắt đi đâu vượt ra ngoài sự kiểm soát của người phạm tội trong một khoảng thời gian ngắn.

Giam người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi nhốt người bị bắt vào một nơi trong một thời gian nhất định (như nhốt ở trong nhà…).

Dấu hiệu khác: Hành vi bắt giữ, hoặc giam người nêu trên phải trái với pháp luật, đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản. Dấu hiệu trái pháp luật được thể hiện qua các đặc điểm sau:

- Người không có thẩm quyền nhưng lại thực hiện việc bắt, giữ, giam người khác.

- Người có thẩm quyền trong việc bắt, giữ hoặc giam người nhưng thực hiện việc bắt, giữ, giam người không đúng quy định của pháp luật như: Không có lệnh bắt, hoặc khi có lệnh bắt nhưng lại không lập biên bản theo đúng quy định không có người chứng kiến, tạm giam quá thời hạn hoặc bắt sai đối tượng. Ngoài ra, nếu việc bắt, giữ, giam người trái pháp luật mà có dùng vũ lực dẫn đến gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người bị hại thì người có hành vi nêu trên còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác.

Trường hợp bắt người trái pháp luật nhưng nhằm để chiếm đoạt tài sản (đưa ra yêu sách về tài sản đối với thân nhân của người bị bắt) thì hành vi này cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của công dân mà không cấu thành tội này.

Hậu quả của tội này thường là làm cho người bị hại hoặc do bị uất ức dẫn đên tự sát, hoặc bị tra tấn dùng nhục hình, gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ… Tuy nhiên hậu quả đó không phải là dấu hiệu cấu thành cơ bản mà chỉ có ý nghĩa trong việc định khung hình phạt hoặc lượng hình.

Mục đích của tội này không phải là dấu hiệu bắt buộc, nhưng nếu có tương ứng vói dấu hiệu cấu thành cơ bản của một tội khác, thì người có hành vi bắt, giữ, giam người trái pháp luật phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng đó.

Trường hợp bắt, giữ, giam người trái pháp luật do thiếu trách nhiệm hoặc do trình độ nghiệp vụ non kém thì người có hành vi đó không phạm lỗi cố ý và đương nhiên không đủ yếu tố cấu thành tội phạm này.

Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội có hành vi nhằm đến việc bắt, giữ, giam người trái pháp luật. Trường hợp mới chuẩn bị công cụ phương tiện, địa điểm, thời gian, lực lượng để thực hiện tội phạm. Nếu chưa bắt, giữ, giam được người bị hại thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này ở giai đoạn chuẩn vị, hoặc phạm tội chưa đạt.

Hình phạt:

- Khung 1: Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Đối với người đang thi hành công vụ; Phạm tội 02 lần trở lên; Đối với 02 người trở lên; Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn; Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

- Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát; Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam; Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;

h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát;

b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Điều 157 Bộ luật hình sự năm 2015 Tội bắt người trái pháp luật Tội giữ người trái pháp luật Tội giam người trái pháp luật luật sư bào chữa luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Bắt người trái pháp luật Giữ người trái pháp luật Giam người trái pháp luật Bắt người Giữ người Giam người Trái pháp luật Dịch vụ luật sư Dịch vụ luật sư uy tín Dịch vụ pháp lý Danh sách luật sư Hà Nội Danh bạ luật sư Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam Nhanchinh.vn Nhân Chính Law Firm Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn Luật sư giải quyết tranh chấp Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư hợp đồng Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai Luật sư thừa kế Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư hôn nhân và gia đình Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư nổi tiếng Luật sư hòa giải luật sư đối thoại Luật sư đàm phán Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội Công ty luật Tổ chức hành nghề luật sư 0983951338 0936683699